Nguyên lý hoạt động của phanh xe máy? Có những lưu ý gì khi mua má phanh xe máy?

Nguyên lý hoạt động của phanh xe máy? Có những lưu ý gì khi mua má phanh xe máy?

Má phanh (bố thắng) bị mòn sẽ gây ra tiếng ồn khó chịu, tạo ra cảm giác khó chịu khi lái gây cảm giác mất an toàn cho người ngồi sau, gây nguy hiểm khi lái xe. 
Má phanh (bố thắng) bị mòn sẽ gây ra tiếng ồn khó chịu, tạo ra cảm giác khó chịu khi lái gây cảm giác mất an toàn cho người ngồi sau, gây nguy hiểm khi lái xe.
Má phanh xe máy là bộ linh kiện giúp bạn giảm tốc độ quán tính khi chạy bao gồm 2 cặp chi tiết của hệ thống phanh. Trong tất cả các bộ phận của xe máy, đây là bộ phận hao mòn nhanh nhất bởi chúng làm việc dựa trên lực ma sát và nhiệt độ cao.
Cùng Cene theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về má phanh xe máy và cơ chế hoạt động của nó.  
1. Cấu tạo của phanh xe máy
Má phanh hay còn được gọi là bố thắng, bao gồm bộ phanh và bộ điều khiển. Mỗi xe có hai phanh, phanh trước được điều khiển bằng tay nằm bên trên, bên phải. Phanh sau được điều khiển nằm bên dưới chân phải. Khác với xe số, phanh của xe ga đều nằm bên trên tay điều khiển.
Phanh xe máy có cấu tạo gồm :
  • Phanh tay: vỏ ruột, dây phanh, ốc siết dây phanh.
  • Phanh chân: Bàn đạp phanh, tán hiệu chỉnh, lò xo hoàn lực. 
2. Nguyên lý hoạt động của phanh xe máy
Phanh xe máy khi không sử dụng, cam thắng sẽ bị hai má thắng ép sát, lúc này 2 lò xo hoàn lực, lòng đùm quy tự do.
Khi bóp phanh, vòng xoay sẽ quy quanh má phanh, các mấu xe lồi của cam thắng sẽ tiến hành đẩy hàm thắng ép sát vào lòng đùm tạo ra ma sát. Sau khi hết lực tác động, lò xò sẽ hoàn lực để trở về vị trí cũ, bánh xe lại tiếp tục quay bình thường.
Lực phanh lớn được tạo ra nhờ phanh đĩa tạo ma sát giữa má phanh và đĩa phanh qu lực dẫn động của đầu phanh. Từ đó, lực phanh được dẫn động từ tay phanh đến đầu phanh, piston giúp má phanh ép vào đĩa phanh.  
3. Hệ thống phanh trên xe máy
Trên xe máy có 2 loại phanh chính là phanh đùm và phanh đĩa, trong đó phanh đùm được sử dụng ở bánh sau, phanh đĩa được dùng cho bánh trước. 
3.1. Hệ thống phanh đùm xe máy
  • Phanh đùm còn có tên gọi khác là phanh cơ hay phanh tang trống có cấu tạo gồm 2 bộ phận tang trống và ca phanh.
  • Cơ chế hoạt động: Khi bóp phanh hay đạp phanh, lực kéo xoay cam phanh khiến má phanh mở ra sau đó bám vào tang trống, kìm hãm tốc độ của tang trống giúp giảm tốc độ của bánh xe. 
  • Phanh chống có nhiều ưu điểm trong đó ưu điểm nổi bật là tuổi thọ cao do cấu trúc má lớn, có bề mặt ma sát được bao bọc kỹ nhưng lại có khả năng hãm tốc độ kém hơn phanh đĩa. 
3.2. Hệ thống phanh đĩa xe máy
  • Phanh đĩa còn có tên gọi khác là phanh dầu. Sở dĩ được gọi là phanh dầu là vì lực phanh được tạo ra nhờ dầu thủy lực. 
  • Má Phanh đĩa là xương cứng vững có cấu trúc là một tấm kim loại phẳng, phần còn lại là mặt chíp làm việc của má phanh, chịu được nhiệt độ cao và mài mòn.
  • Hệ thống phanh chip thường có cấu trúc phức tạp và chi phí cao hơn thông thường. Loại này được sử dụng phổ biến ở nhiều dòng xe còn được trang bị thêm hệ thống chống trượt ABS. 
4. Khi nào cần thay má phanh xe máy
Nhờ được bảo vệ nên má phanh cơ có tuổi thọ khá cao khoảng 15.000km. Tuổi thọ của má phanh phụ thuộc vào điều kiện đường xá vận hành, cách lái xe và thời tiết. Má phanh sẽ nhanh mòn hơn khi chạy trên đường nhiều bụi bẩn, cát bám nhiều, mùa mưa. Bên cạnh đó, điều kiện vận hành và cách sử dụng cũng là yếu tố quyết định tuổi thọ của má phanh. Các xe phải thường xuyên chở nặng, chạy nhanh, lên xuống dốc nhiều sẽ có má phanh nhanh mòn hơn các xe thông thường. 
5. Lưu ý khi chọn mua má phanh xe máy
  • Khi mua má phanh cần dựa vào tốc độ vận hành xe, không nên dùng má phanh cũ cùng đĩa phanh mới.
  • Có hai loại má phanh phổ biến: má phanh nung kết và má phanh hữu cơ. Trong đó má phanh nung kết có thành phần chính là hạt kim loại đồng cùng một số kim loại chịu được mài mòn và nhiệt cao. Má phanh hữu cơ được làm từ cao su hoặc sợi polyme thơm được liên kết với nhau tạo ra khả năng chịu nhiệt cao, mềm dễ gia công, thân thiện với môi trường. 
  • Mỗi loại má phanh sẽ có 1 giới hạn làm việc riêng. Khi mua má phanh mới cần rà phanh tránh tạo ra quá trình sinh nhiệt tránh trong trường hợp má phanh và đĩa phanh đều mới. Việc rà phanh nhẹ trong 100km đầu còn giúp tăng tuổi thọ của má phanh. 
6. Cách thay má phanh đĩa xe máy
Thay má phanh gồm có 5 bước:
  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết: 1 chiếc T13 hoặc khẩu 12, cờ lê 12, T8, kìm vuông, rẻ lau, RP7 dùng để tẩy rửa mỡ bò và cụm phanh.
  • Bước 2: Sử dụng dụng cụ để tháo má phanh cũ rời khỏi cụm phanh. 
  • Bước 3: Dùng tay phải bóp phanh để pít tông phanh ra, tay trái cầm cụm phanh để tiện lợi cho việc vệ sinh. Xịt RP7 vào pít tông và lấy rẻ lau sạch. 
  • Bước 4: Tiến hành lắp má phanh mới.
  • Bước 5: Hoàn thiện sau khi lắp cụm phanh. 
Qua bài viết trên, Cene đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của má phanh xe máy và nhữn lưu ý khi chọn má phanh xe máy.
Nếu bạn có nhu cầu mua phụ tùng xe máy hãy liên hệ với Cene qua hot hotline 0945.190.666 hoặc email: chamsockhachhangcene@gmail.com. Ngoài ra bạn cũng có thể ghé qua địa chỉ  Công ty TNHH Công nghiệp Cene Việt Nam - Lô 5/9B Khu công nghiệp Hoàng Mai, P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn kỹ hơn về chính sách đại lý.
← Bài trước Bài sau →